
Mỗi lời nói của cha mẹ đều có thể trở thành động lực hoặc gánh nặng cho con cái.
Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đôi khi, những câu nói bố mẹ buột miệng thốt ra không có ý xấu nhưng lại để lại vết thương lòng cho con cái suốt đời. Đừng để những lời vô tình ấy trở thành gánh nặng tâm lý khiến con mất tự tin, sống trong áp lực hay thậm chí là xa cách gia đình.
Dưới đây là 6 câu nói mà nhiều phụ huynh thường sử dụng nhưng lại có thể gây tổn thương sâu sắc đến con cái.
Câu nói này tưởng chừng như lời động viên nhưng thực chất lại tạo ra sự so sánh, khiến con cảm thấy bản thân không đủ tốt. Khi bị đem ra so sánh với bạn bè, anh chị em hoặc những “tấm gương sáng”, con không chỉ cảm thấy thua kém mà còn dễ bị tổn thương lòng tự trọng.
Dần dà, trẻ sẽ có hai phản ứng: hoặc là cố gắng làm hài lòng cha mẹ trong áp lực, hoặc là trở nên bất cần, buông xuôi vì nghĩ rằng dù có cố thế nào cũng không được công nhận.
Một câu nói mang tính phủ định hoàn toàn như thế này khiến trẻ mất đi niềm tin vào bản thân. Khi bị chê bai liên tục, trẻ sẽ hình thành tâm lý “dù có cố gắng cũng chẳng ai công nhận”. Kết quả là trẻ dễ dàng từ bỏ, không dám thử sức, luôn cảm thấy mình kém cỏi và sợ thất bại.
Trẻ con cũng có suy nghĩ, cảm xúc và góc nhìn riêng. Khi bị bác bỏ ý kiến bằng những câu như thế này, trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin trong giao tiếp, ngại chia sẻ và dễ có cảm giác bản thân vô giá trị.
Khóc là một phản ứng tự nhiên khi con cảm thấy buồn, tổn thương hoặc bất lực. Việc trách mắng con vì khóc không giúp con mạnh mẽ hơn, mà chỉ khiến con học cách kìm nén cảm xúc.
Những lời đe dào về tương lai như thế này không giúp trẻ học tốt hơn mà chỉ khiến con sợ hãi, áp lực và hình thành nỗi ám ảnh.
Câu nói này khiến trẻ cảm thấy tội lỗi, như thể mọi điều mình làm đều không đủ tốt.