
Nếu con bạn có dấu hiệu này, đừng vội mừng vì con “ngoan ngoãn” bởi rất có thể con bạn đang tổn thương sâu sắc hơn cả sự nổi loạn!
Ba mẹ thường lo lắng khi con đến tuổi dậy thì trở nên bướng bỉnh, cãi lời, thậm chí có những hành vi khiến người lớn khó hiểu. Nhưng thực ra, có một kiểu phản kháng còn đáng sợ hơn cả sự nổi loạn rõ ràng: Sự phản kháng thầm lặng – hay còn gọi là hành vi tấn công thụ động.
Nếu một đứa trẻ không cãi lại, không la hét, không chống đối trực tiếp, mà lại thường xuyên chậm trễ, trì hoãn, tỏ ra thờ ơ hoặc “quên” làm những việc được giao – thì đó có thể là dấu hiệu của một nội tâm tổn thương sâu sắc.
Khi ba mẹ can thiệp quá sâu vào mọi mặt cuộc sống của con, từ việc học hành đến sở thích, trẻ sẽ cảm thấy mình không có quyền tự do. Dù bề ngoài chúng tỏ ra nghe lời, nhưng bên trong lại dần hình thành sự phản kháng.
Vì không thể chống đối trực diện, trẻ sẽ phản ứng bằng cách làm việc một cách qua loa, trì hoãn hoặc thậm chí “quên” để bày tỏ sự bất mãn.
Nếu một đứa trẻ luôn bị phớt lờ hoặc bị chỉ trích khi bày tỏ suy nghĩ, chúng sẽ dần dần thu mình lại. Thay vì nói ra cảm xúc thật, trẻ sẽ dùng sự thờ ơ, im lặng hoặc trì hoãn để thể hiện nỗi uất ức.
Điều này tuy không gây ra xung đột ngay lập tức, nhưng về lâu dài sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái.
Muốn con thay đổi, ba mẹ trước tiên phải thay đổi môi trường gia đình:
Trẻ con không thể tự nhiên mà hư, cũng không thể tự nhiên mà ngoan. Mọi hành vi của con đều là phản ánh của cách ba mẹ nuôi dạy. Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu trì hoãn, thờ ơ, đừng chỉ trách mắng – hãy tìm hiểu lý do, vì rất có thể, trái tim con đang tổn thương mà chính ba mẹ không hề hay biết!